Nguồn gốc và đặc điểm của măng tây
Măng tây là gì?
Măng tây là loại cây thảo có thân mọc ngầm dưới đất, tên khoa học là Asparagus officinalis, có nguồn gốc từ Âu Châu, Bắc Phi và Tây Á. Ngày nay, măng tây được trồng nhiều nơi ở những khu vực quốc gia khác nhau và được sử dụng như một loại rau với hơn 300 loài khác nhau.
Thân rễ của cây măng tây dày, xốp, sở hữu nhiều bộ rễ dài với đường kính 5 – 6cm và có màu nâu sáng. Phần thân mọc đứng trong không khí với lá hình kim, thuộc lá thật tiêu giảm. Hoa nhỏ, hình chuông và dài khoảng 6mm, màu xanh lục, thường mọc thành nhóm (4 – 6 cái) ở nách lá. Quả dày, hình cầu có màu đỏ.
Các loại măng tây phổ biến
Tùy vào khu vực ở châu Âu, măng tây được thu hoạch vào khoảng thời gian từ tháng 3 cho đến tháng 5. Không những thế, người ta còn phân biệt măng tây theo 3 loại: măng tây trắng, măng tây tím và măng tây xanh.
Trong đó, măng tây trắng thường được trồng ở khu vực hạn chế ánh sáng mặt trời nên bị thiếu chất diệp lục và khó tạo ra được sắc tố xanh. Còn loại măng tây tím thường chứa nhiều chất phytochemical và anthocyanins nên mang lại màu sắc độc đáo cho rau này.
Dinh dưỡng và cách chế biến măng tây đơn giản
Măng tây chứa hàm lượng dinh dưỡng cực kỳ cao, siêu tốt cho hệ tiêu hóa, tác dụng giảm cân đẹp da. Đặc biệt tốt cho bệnh nhân tiểu đường, người bị bệnh tim mạch, huyết áp cao,… mà ăn lại rất giòn ngon, có thể phù hợp với tất cả mọi người trong gia đình.
Cách chế biến măng tây cũng rất đơn giản. Măng tây xào thịt bò có lẽ là món phổ biến và được yêu thích nhất. Ngoài ra, măng tây còn có thể xào tỏi, luộc chấm xì dầu, cuộn thịt ba chỉ rán, măng tây áp trứng, salad măng tây, măng tây nấu sốt cá
Theo các chuyên gia dinh dưỡng khuyên dùng măng tây cho mẹ bầu và thai nhi. Những ngọn măng tươi rói chứa hàm lượng dinh dưỡng cao rất tốt cho trẻ. Bạn nên bổ sung thực đơn măng tây cho bé với món cháo hoặc súp măng tây.
Đánh giá Măng Tây